Văn hóa Lương Chữ- di sản vương quốc Xích Quỷ của người Việt 5000 năm trước ? (42)

24
39



Văn hóa Lương Chữ (tiếng Trung: 良渚文化; bính âm: liángzhǔ wénhuà) (3400-2250 TCN) là nền văn hóa ngọc thạch cuối cùng của thời đại đồ đá mới tại châu thổ Trường Giang. Phạm vi của nền văn hóa này trải rộng từ khu vực Thái Hồ đến Nam Kinh và Trường Giang ở phía bắc, Thượng Hải và biển ở phía đông, và Hàng Châu ở phía nam. Nền văn hóa này có sự phân tầng ở mức độ cao, các đồ tạo tác từ ngọc thạch, tơ lụa, ngà voi, đồ gỗ sơn chỉ phát hiện được trong các ngôi mộ của tầng lớp trên, còn những cá nhân nghèo khó hơn thường được chôn cất cùng với đồ gốm. Di chỉ đặc trưng Lương Chữ được phát hiện tại khu Dư Hàng của Chiết Giang, và ban đầu được Thi Hân Canh khai quật vào năm 1936.

Nền văn hóa này sở hữu hoạt động nông nghiệp tiên tiến, bao gồm thủy lợi, ruộng lúa và nuôi thủy sản. Các ngôi nhà của cư dân thường được xây dựng với các cột sàn trên sông hoặc tại bờ biển.

Ngọc thạch của văn hóa Lương Chữ tiêu biểu là những vật mang tính lễ nghi có kích thước lớn và được làm một cách tinh xảo, thường được chạm khắc theo mô dạng thao thiết. Các đồ tạo tác đặc trưng nhất của văn hóa Lương Chữ là tông, tông lớn nhất được khai quật nặng 3,5 kg. Bích và việt cũng được phát hiện. Người ta cũng phát hiện thấy đồ trang sức làm bằng ngọc thạch dùng để đeo, được trang trí bằng cách chạm khắc các biểu tượng chim, rùa và cá nhỏ. Nhiều đồ tạo tác làm từ ngọc thạch thuộc văn hóa Lương Chữ có bề ngoài trắng sữa giống như màu xương do có nguồn gốc đá tremolite và ảnh hưởng từ chất lỏng từ tại điểm mai táng, song cũng thường phát hiện thấy đồ ngọc thạch làm từ actinolit và serpentin.

Người ta khai quật được một bệ thờ thời đại đồ đá mới thuộc văn hóa Lương Chữ khi khai quật tại Dao Sơn ở Chiết Giang, chứng minh rằng công trình tôn giáo được xây dựng công phu và các cột đá và tường đá được đặt cẩn thận: điều này cho thấy tôn giáo đã có tầm quan trọng đáng kể. Bệ thờ có ba mức, cao nhất là một bục kháng thổ, có thêm ba bục nữa được lát bằng đá cuội. Vẫn còn lại một bức tường bằng đá. Ở sát bệ thờ có 12 ngôi mộ xếp thành 2 hàng.[1]

Chính quyền tỉnh Chiết Giang đã công bố phát hiện mới về một di chỉ tường thành cổ vào ngày 29 tháng 11 năm 2007. Toàn bộ các di vật trước đó được xác định là một bộ phận của quá trình xây dựng thành. Người ta kết luận rằng thành là thủ đô cổ xưa của vương quốc Lương Chữ có ảnh hưởng xa đến khu vực các tỉnh Giang Tô, Thượng Hải và Sơn Đông ngày nay. Một bảo tàng Văn hóa Lương Chữ mới đã được hoàn tất vào năm 2008 và mở cửa vào cuối năm đó, nằm tại Hàng Châu.

Nguồn: jetstarvietnam.com

Xem thêm bài viết khác: https://jetstarvietnam.com/van-hoa

24 COMMENTS

  1. Tộc Hán xâm lăng tộc Việt lấy cắp thành quả văn minh của tộc Việt, viết lại lịch sử có lợi cho họ. Trước thế, giờ vẫn thế.

  2. Tất cả những tinh hoa của Việt Nam đã bị trúng Quốc lấy hết và tự nhận là của họ người Việt rất giỏi.trich lời của một thầy tu đạo

  3. Thấy chính sách nhà Nguyễn là đúng đắn nhất. Mạnh mở rộng lãnh thổ rộng lớn Cho con cháu sau này.

  4. Chúc bạn khỏe mạnh, làm kênh lịch sử cho nhân dân hiểu nguồn cội ông cha nhé.

  5. Lúc trước mình có đọc 1 bộ truyện chữ tác giả việt nam. Có nhắc tới vương quốc xích quỷ. Mình nghĩ chắc hk có đất nước nào đâu. Nhưng sau khi mình xem một số video của page thì mình mới biết rằng. Ồ thì ra người viết bộ truyện kia khá là am hiểu lịch sử cổ của người việt ta. CÓ lẽ người này cũng là fan của kênh,
    Hi vọng người này tiếp tục viết truyện để giới thiệu về đất nước con người việt.
    Và có lẽ sau khi xuất ngũ, mình sẽ viết lên một câu chuyện huyền huyễn mang âm hưởng việt nam, đính chính lại tổ tiên người việt là của người việt chứ không phải của người hán.

  6. Bọn Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam hiện tại là giống dân Bách Việt bị Hán hóa, không còn nhớ nguồn cội tổ tiên, cấu trúc gen khác hoàn toàn với người bắc Trung Quốc, người bắc TQ mới là dân Hoa Hạ chính gốc.

  7. GIA LONG TRIỀU NGUYỄN CŨNG THUỘC LOẠI RƯỚC VOI VỀ DÀY MẢ TỐ ĐƠN CỨ 1 VÍ DU HỦY BỎ KHÔNG SỬ DỤNG CHỮ NÔM DÙ CHỮ HẮN KHÔNG CHẮC LÀ CỦA NGƯỜI HÁN !!!
    CHƯA KỂ ĐÃ ĐEM NGƯỜI XIÊM LA VÀ NGƯỜI PHÁP VỀ DÀY XÉO NON SÔNG ĐẤT NƯỚC !!!

  8. Trong bộ hình có yếm rùa có chữ tương hình gốc,dưới có ảnh 3 hình,hình giữa theo tôi phải là cái cuốc.

  9. "DÂN TỘC KINH"… DỊ TỚI MỨC NÀO ?
    1. Khi nói với nhau "anh đó người Hà Nội", "chị kia người Cần Thơ", "cô kia người Sài Gòn"…, ai cũng biết "người" ở đây là chỉ cộng đồng (community), không đồng nhứt với "dân tộc" (dĩ nhiên rồi, làm gì có "dân tộc Cần Thơ", "dân tộc Sài Gòn"?).
    Ta nói trong ngôn ngữ Việt, nếu dùng chữ nghĩa không cẩn thận thì dễ lộn giữa "người" với "dân tộc" đó đa. Nói đâu xa, sự lẫn lộn này đang chình ình trước mắt, trong cách gọi…"dân tộc Kinh".
    2. "Người Kinh", được dùng đối ứng với "người Thượng", là để nói về người sống ở chốn kinh kỳ, vùng đồng bằng, ở miền xuôi (đối ứng với người sống ở vùng cao, ở mạn ngược). "Người Kinh", tôi xin nhấn mạnh, là thuật từ mang nghĩa cộng đồng (community); NHƯNG đã bị đánh lộn sòng thành "dân tộc" (ethnic).
    Trong dòng chảy lịch sử, ghi lại nơi thư tịch, chúng ta thấy xuất hiện "Kinh", "Trại". Người Kinh dùng chỉ cư dân sống chốn kinh kỳ, kinh đô và vùng phụ cận; còn "Trại" để chỉ cư dân sống ở Thanh Hóa, Nghệ An… Đó, thuật từ "người Kinh" rõ rành là mang nghĩa cộng đồng cư trú (community).
    Lại có người suy đoán "người Kinh" là xuất phát từ … Kinh Dương vương. Trời đất, tộc người thuộc về phân loại của ngành nhân chủng học, mà lại suy từ danh tánh một vị vua, coi ngược đời hết sức! Vậy, trước khi xuất hiện nhà vua Kinh Dương vương thì tộc người đó gọi tên là dân tộc gì?
    Trong sử sách thư tịch hàng ngàn năm, thảy đều ghi tên dân tộc là "Lạc Việt" 駱 越, "Âu Việt" 甌 越 , không hề thấy ghi là dân tộc "Âu Kinh" hay "Lạc Kinh" (kêu "lạc kinh" dám chừng là … lạc (thần) kinh, đứt dây thần kinh rồi đa).
    Thuộc về tộc VIỆT (越), trong nhân chủng học, còn có phân nhánh là người Mường (đa số sống ở Hòa Bình, Thanh Hóa), người Thổ (phần lớn sống ở Nghệ An) và người Chút (phần lớn sống ở Quảng Bình).
    3. Có người bèn viện dẫn ở bên Tàu có "tộc Kinh" (京 族). Mắc giống gì đem cách phân loại dân tộc bên nước Tàu áp vô VN?
    Nhắc lại: ở nước VN, từ ngàn đời, "Kinh" dùng để chỉ địa bàn cư trú, cộng đồng (community).
    Chỉ có bên Tàu, "Kinh" mới dùng để chỉ dân tộc (ethnic) – rất tréo ngoe và ngược ngạo. Xin diễn giải cho khỏi mập mờ:
    Từ thế kỷ 15, cách đây cũng lâu bộn, một số lưu dân người Việt (ở miền bắc) qua bên Đông Hưng thuộc Quảng Tây lập nghiệp, sinh sống. Trải qua hơn năm thế kỷ, cộng đồng lưu dân này hiện nay có khoảng hai, ba chục ngàn người. Lẽ ra, triều đình bên nước Tàu phải gọi họ là lưu dân VIỆT tộc 越 族 thì mới hợp lẽ, nhưng Tàu họ đổi tên khác, đặt là "Kinh tộc" 京 族.
    Đây chẳng phải "kinh kỳ" gì ráo, mà đơn thuần vùng lưu dân Việt tộc đến cư ngụ mang tên "Kinh Đảo" 京 島 (thuộc Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây), thành thử gọi là "người Kinh Đảo", nói gọn là "người Kinh".
    (Mở ngoặc nói thêm: Chữ "kinh" 京 còn có một nghĩa nữa, cũng dùng ký tự y chang, để chỉ… bãi tha ma, nghĩa địa! Nghe rợn người, đừng tưởng "kinh kỳ" mà thấy sang; chữ "kinh" ở đây xuất phát từ chữ "cửu kinh" 九京 là bãi tha ma, rồi người Tàu quen nói gọn là "kinh" cũng để chỉ nơi chôn người chết.
    Ở đây, tôi không xác quyết triều đình bên Tàu có thâm ý khi đặt tên "kinh tộc" hay không, theo nghĩa xấu là tha ma, là đồ vứt đi, trôi sông lạc chợ)
    4. Bên Tàu bao đời họ tự cho mình cái quyền sửa tên bất chấp người khác/nước khác gọi ra sao. Tiền nhân chúng ta bao đời Lý, Trần, Lê xưng tên nước "Đại Việt"; nhưng Tàu KHÔNG hề tôn trọng mà sửa thành "An Nam"!
    Cũng cái mửng đó, bên Tàu KHÔNG tôn trọng giữ lại danh xưng "VIỆT tộc" 越 族, mà sửa thành "Kinh tộc" 京 族 !
    5. Vào năm ngoái, 2018, tại thành phố Bussy-Saint-Georges (Pháp) xảy ra một biến cố! Bỗng dưng nảy nòi một ban đại diện "Tộc Kinh" với mục đích tập hợp người Việt hải ngoại, trong đó có một số xưng gốc gác là "Kinh tộc" ở Đông Hưng (bên Tàu) mong muốn "về nguồn", kết đoàn với đồng bào. Ủa, về nguồn thì phải đổi danh xưng "Kinh tộc" trở thành "VIỆT tộc", cớ sao làm ngược lại, là về nguồn… Kinh tộc theo cách gọi bên Tàu?
    Cộng đồng người Việt ở hải ngoại phản ứng dữ dội, cuối cùng phải hủy bỏ ban đại diện "Tộc Kinh".
    Mà cộng đồng người Việt, nói nào ngay, cũng có những người hiểu lịch sử dân tộc còn ba chớp ba nháng, thành thử mới bị "tộc Kinh" (bên Tàu) xỏ mũi.
    ——————————
    PHỤ CHÚ : Tới đây, ắt quí bạn hiểu vì sao tôi viết: "Dân tộc Kinh"… dị tới mức nào? Nói thêm chút nữa, hy vọng giải ảo cho dứt dạt:
    Thông tin viết bằng Anh ngữ cũng có một số trang, bài ghi "Viet" rồi mở ngoặc đơn chú thích là "Kinh"; lộn sòng giữa hai khái niệm! Sự nhầm lẫn này, thực ra, cũng dễ hiểu nguyên do.
    Như đã nói ở phần 4., người phương Tây tiếp xúc với Trung Hoa trong nhiều thế kỷ trước đây, họ gọi nước ta là "An Nam" theo cách gọi của Tàu mà không hề biết tới tên gọi "Đại Việt". Nhiều người phương Tây lấy tên "An Nam" áp lên khi viềt về nước Việt.
    Cũng vậy, họ chỉ biết tới tên "tộc Kinh" đã mấy thế kỷ theo lối nói của Tàu, trong khi tên gọi đúng đắn của chúng ta bao đời là "tộc Việt".

  10. Sau khi nghe xong các mẩu chuyện về lịch sử người Việt, tôi mới hiểu lý do bọn tầu đuổi cùng giết tận nước VN. Lý do nếu để đất nước chúng ta tồn tại , sẽ có ngày chúng ta sẽ làm rõ lịch sử Bách Việt. Khi đó thì nòi giống Việt ở trung quốc sẽ hiểu về nguồn gốc của họ và khi có động loạn thì họ chẳng khác gì con ngựa thành Tơ roa. trung cẩu sẽ khốn đốn hehhhe. Một ý kiến đóng góp

  11. The he he trẻ phải biết lịch su Để lúc nào co điều kiện Doi lại Đất nước Xích quy lịch su Huy hoàng của vn co xưa

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here