Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cũng chứa đựng nhiều di vật khảo cổ. Các bằng chứng về sự sinh sống của con người ở khu vực này là các đầu rìu thuộc Thời kỳ Đồ đá mới và các hiện vật tương tự đã được các nhà khảo cổ Pháp và Việt Nam tìm thấy trong các hang động.
Năm 1899, một giáo sĩ truyền đạo người Pháp tên là Léopold Cadière đã khảo sát và nghiên cứu về văn hoá và phong tục, tập quán của người dân vùng thung lũng sông Son. Trong thư viết cho Trường Viễn Đông bác cổ, ông khẳng định: “Những gì còn lại của nó đều rất quý giá đối với sử học. Giữ nó là giúp ích cho khoa học”.
Đầu thế kỷ XX, các nhà thám hiểm hang động và học giả Anh, Pháp đã đến Phong Nha và họ đã phát hiện ở đây một số di tích Chăm và Việt cổ như bàn thờ Chàm, chữ Chàm khắc trên vách đá, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị v.v.
Năm 1995, Viện Khảo cổ học Việt Nam nhận định động Phong Nha có dấu hiệu là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Viện này cho rằng có khả năng dấu tích ở hang Bi Ký trong động là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI. Tại động Phong Nha, người ta đã phát hiện nhiều mảnh thân và miệng các bình gốm có tráng men của Chàm với các mảnh gốm thô sơ có lõi đen, có vòng miệng loe rộng so với thân, tạo một góc gần vuông. Ngoài ra, người ta còn phát hiện ra các mảnh gốm hoa văn miệng hình cánh sen, màu xanh ngọc, màu lông thỏ hồng nhạt.
Động Phong Nha là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kỳ thực hiện Chiếu Cần Vương kháng chiến chống thực dân Pháp.
Các di tích lịch sử cách mạng có: Bến phà Xuân Sơn, Đường mòn Hồ Chí Minh và đường 20 Quyết Thắng, Mụ Giạ, A.T.P, Trà Ang, Cà Tang, cua Chữ A, Khe Ve… hay các di tích Hang Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong hệ thống hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hóa trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ chứa trong nó những giá trị của hệ sinh thái tự nhiên về đa dạng sinh học và địa chất địa mào mà còn có những giá trị rất lớn về văn hóa – lịch sử. Vùng đệm của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích 220.055,34 ha thuộc 13 xã, dân số trên 65.000 người với 03 dân tộc chính là Kinh, Bru Vân Kiều và Chứt, đa dạng tộc người như Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong, Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng, Nguồn (Trong đó, tộc người Rục được Tổ chức quốc tế Mỹ đánh giá là một trong 10 tộc người bí ẩn nhất hành tinh).
Đây còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một quần thể di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng bao gồm hệ thống các di tích – văn hóa thời tiền sử và sơ sử, di tích văn hóa Chàm và văn hóa Việt Cổ, di tích lịch sử cách mạng cùng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và đầy bí ẩn. Ghi nhận 33 di chỉ khảo cổ có niên đại từ 3.000 – 12.000 năm trước, một số di chỉ đặc trưng ở Phong Nha – Kẻ Bàng, gồm: Di chỉ hang Bi Ký trong động Phong Nha gồm bàn thờ Chàm, 97 ký tự cổ khắc trên vách đá, tượng đá, mảnh gốm và nhiều bài vị chứa đựng các thông tin văn hoá Chăm Pa; Di chỉ ở xã Hưng Trạch, Sơn Trạch gồm những ngôi mộ chum bằng gốm, khuyên tai, lưỡi rìu đồng chứa đựng các thông tin văn hoá Đông Sơn và Sa Huỳnh. Di tích chữ hệ chữ Brahmi có nguồn gốc Nam Ấn Độ thể hiện ngôn ngữ người Chăm (hệ ngôn ngữ Nam Đảo), gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị ở động Phong Nha, các di chỉ như rìu đá thuộc Thời kỳ Đồ đá mới cũng được phát hiện tại đây.
Hiện nay, có nhiều “Di tích cấp quốc gia”, “Di tích quốc gia đặc biệt” nằm trên tuyến đường 20 Quyết Thắng, đường 12A, đường 15 thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh như Trà Ang, trọng điểm A.T.P (cua chữ A, ngầm Ta Lê, đèo Phu La Nhích), Tổng kho NH, Bến Phà Xuân sơn, Bến phà Nguyễn Văn Trỗi, Động Phong Nha, Dốc Ba Thang, Hang Thông tin, Hang Tám Cô, Hang Cô Y Tá, Hang Chín tầng, Khe Ve, Ngầm khe Rinh, Bãi Dinh, La Trọng, Cổng Trời, Đồi Cha Quang, Đèo Mụ Giạ, Trận địa Nguyễn Viết Xuân, Đèo Đá Đẽo, Sân bay Khe gát…và các hang động tại hai xã Hóa Tiến, Hóa Thanh là nơi bộ đội Trường Sơn (559) dùng làm Sở chỉ huy. Bên cạnh các giá trị về di tích lịch sử tiêu biểu, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng còn phong phú với các lễ hội dân gian truyền thống như: Lễ hội Đền Nghe, Tuồng Bội Khương Hà, Lễ hội Mừng cơm mới, Lễ xin nước tiên, Lễ rằm tháng 3, Lễ mở cửa rừng, Lễ hội đập trống Ma Coong… rất độc đáo và mang đậm dấu ấn về bản sắc văn hoá.
Với những giá trị nổi trội về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành địa chỉ lý tưởng cho nghiên cứu nhằm phát huy giá trị Di sản, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
#disanthegioi #phongnha #khamphavanhoa
Nguồn: jetstarvietnam.com
Xem thêm bài viết khác: https://jetstarvietnam.com/van-hoa
Xem thêm Bài Viết:
- One seed at a time, protecting the future of food | Cary Fowler
- NTN Để Lọt Vào Top " NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG" ? Phạm Thành Long & Trần Mạnh Đức – Phỏng Vấn #2
- 06. Đạo đức và triết lý kinh doanh – TT. Thích Chân Quang
- Danh sách các bạn trúng tuyển Đại học – Cao đẳng khóa Luyện thi Đại học 2013 – 2014 – P6
- W03 – 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới | Kỳ Thú TV ♥
🌷🌷🌷🌷
❤️❤️❤️❤️❤️