LỊCH SỬ 12 – BÀI 16 – TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM

3
42



Trong những năm 1939 – 1945, tình hình thế giới đã xảy ra không ít chuyện. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ngày 1/9/1939. Đến tháng 6/1940, Đức kéo quân vào Pháp, buộc Pháp đầu hàng. Từ đó, Pháp thay đổi Chính sách ở Đông Dương, như: tăng cường đàn áp cách mạng, ra sức vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến. Tháng 9/1940, Nhật vào Việt Nam, Pháp đầu hàng, cấu kết bắt tay với Nhật cùng thống trị bóc lột nhân dân ta. Thực dân Pháp ra lệnh tổng động viên cùng với việc thực hiện chính sách Kinh tế chỉ huy. Bắt nhân dân ta nhổ lúa, trồng đay, thầu dầu. Chúng còn đầu tư vốn khai thác một số ngành như than, sắt, dầu mỏ,…
Chính chính sách của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh một cổ hai tròng. Cuối 1944 đầu 1945, nạn đói lịch sử đã cướp đi mạng sống của hơn 2 triệu đồng bào VN, kinh tế nước ta trở nên điêu tàn, kiệt quệ. Tất cả các giai cấp, tầng lớp ở nước ta đều căm thù đế quốc phát xít, mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết.
Số lượng các cuộc khởi nghĩa, bãi công, đứng lên giành chính quyền nổi lên khắp cả nước. Có thể kể đến như khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ, loạn binh ở Đô Lương (Nghệ An),…. Mặc dù tất cả đều thất bại, nhưng đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương.
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Chủ tịch còn chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (Cao Bằng). Hội nghị đặt ra nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng dân tộc khỏi tay thực dân Pháp và bọn đế quốc Nhật. Nêu cao khẩu hiệu: “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, người cày có ruộng.” Ngày 19/5/1941, mặt trận Việt Minh ra đời. Ngay lập tức, chương trình cứu nước của Việt Minh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện giờ là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc. Năm 1942, khắp 9 châu ở Cao Bằng đều có Hội cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao bằng và liên tỉnh Cao- Bắc- Lạng được thành lập. Ở miền Bắc và miền Trung nước ta, nhiều “Hội cứu quốc” mới được thành lập.
Năm 1943, Đảng đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” và vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam và Đảng dân chủ Việt Nam. Đảng cũng tăng cường vận động binh lính Việt và ngoại Kiều Đông Phương chống phát xít. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn- Vô Nhai.
Các đội du kích được thống nhất thành Trung đội Cứu quốc 1. Tiếp sau đó, ngày 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc 2 ra đời. Ở căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, Trung đội cứu Quốc 3 ra đời. Xây Dựng Căn Cứ Địa Cách Mạng là một trong những bước đi nằm trong kế hoạch của Đảng. Hai căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta là: Bắc Sơn- Võ Nhai và Cao Bằng.
Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh- Phúc Yên) vạch ra kế hoạch toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Từ đầu năm 1943, Hồng Quân Liên Xô chuyển sang phản công quân Đức, sự thất bại của phe phát xít đã rõ ràng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội cứu quốc được xây dựng và củng cố.
Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban xung phong ” Nam tiền” được lập ra để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi. 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân thành lập, đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần.
Công cuộc chuẩn bị được tiếp tục cho đến ngày tổng khởi nghĩa.

Nguồn: jetstarvietnam.com

Xem thêm bài viết khác: https://jetstarvietnam.com/van-hoa

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here