Du lịch biển Cà Ná

0
41



Tin tức: Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào để vượt tường lửa. Biển Cà Ná nằm ven quốc lộ 1A, tuyến đường nối liền Bắc – Nam Việt Nam. Biển Cà Ná giáp liền với dãy núi đá vôi liền kề Trường Sơn, thời tiết nơi đây khắc nghiệt nên nhiều chục năm, đời sống của người dân Cà Ná hoàn toàn phụ thuộc vào nghề đánh bắt, không có bất kì loại dịch vụ nào phát triển nơi đây. Khi ngành du lịch phát triển, biển Cà Ná được đánh thức, và có hàng trăm vấn đề bất cập với du lịch biển Cà Ná, bởi nếp sống và thói quen của người dân nơi đây chưa phù hợp với công nghiệp du lịch. Mặc dù đời sống có phần khởi sắc nhờ du lịch nhưng để đảm bảo phát triển lâu dài thì còn nhiều vấn đề phải thay đổi.

Ông Võ Văn Thái, chủ nhà hàng ở Cà Ná, Ninh Thuận, chia sẻ với VOA: “Dân ở đây đời sống phát triển hơn nhờ có công ăn việc làm. Trước đó đời sống của người dân ở đây rất khó khăn, nay nhờ có những cái nhà máy nên đời sống đỡ hơn.”

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, nhân viên bảo vệ Trường Thái, Cà Ná, Ninh Thuận, chia sẻ với VOA: “Cuộc sống ở đây phát triển lắm, người ta đi tắm biển. Từ khi nhờ có nhiệt điện thì ở đây phát đạt chứ trước đây không như vậy đâu. Nhờ nhiệt điện nên làm ăn các thứ, massage phát triển hết a, nhờ nhiệt điện mà làm ăn phát đạt.”

Du lịch biển Cà Ná được phát triển nóng theo công nghiệp Ninh Thuận, các dịch vụ chủ yếu là đón dòng tiền tệ đổ ra từ các khu công nghiệp, dựa vào các ngày cuối tuần và các giờ giải lao của một lực lượng kĩ sư và công nhân đông đảo người Trung Quốc, sống xa nhà, cần giải lao và hưởng thụ. Các dịch vụ chủ yếu ở du lịch biển Cà Ná vẫn xoay quanh dịch vụ tắm hơi, massage, quán nhậu… Hiếm có nhà hàng hay khách sạn nào chọn phát triển theo chiến lược lâu dài, khai thác có chiều sâu văn hóa. Chính vì vậy, lượng khách đến Cà Ná vẫn chủ yếu là khách Trung Quốc và các nhóm nam giới ghé qua rồi lại đi. Dịch vụ lưu trú vẫn chưa phát triển.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, nhân viên bảo vệ Trường Thái, Cà Ná, Ninh Thuận, chia sẻ với VOA: “Đây Trung Quốc tới rất đông. 200 xe, 300 xe, 400 xe ô tô du lịch. Họ bắt đầu đến từ khoảng 2 giờ chiều, đông lắm, toàn Trung Quốc không à.”

Còn một vấn đề đáng lo nữa là kể từ khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân mọc lên ở tỉnh Bình Thuận, mặc dù là khác tỉnh nhưng khoảng cách giữa hai địa điểm này không quá 5km đường bộ và chưa đầy 4km đường chim bay. Lượng than xỉ thải ra biển ở khu nhiệt điện Vĩnh Tân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển Cà Ná. Hầu hết mọi sinh vật biển ở Cà Ná như san hô, rong biển, các loài hải sản gần bờ đã dần vắng bóng. Và môi trường văn hóa ở đây cũng thay đổi đáng kể.

Bà Lê Thị Liên, chủ nhà hàng du lịch Cà Ná, chia sẻ với VOA: “Thì những người họ ưa công việc nhẹ nhàng thì họ qua bên massage họ xin làm việc. Những người chịu khó thì đến xin mình, ở chị cũng việc nhẹ thôi nhưng họ không chịu khó thì họ không làm được. Họ thích nhẹ nhàng, sạch sẽ, sợ dơ bẩn thì họ đến quán massage họ xin làm còn bên chị thì chủ yếu là những người lớn tuổi, đứng tuổi họ đến đây. Chị nghĩ thì những người mở quán karaoke, massage thì cũng có vóc dáng nữa. Những người trời phú cho cái dáng, dễ nhìn thì họ chọn những cái nghề đó, còn những người thô kệch thì họ chọn những nghề bếp núc, chân tay, làm rau như bên chị vậy.”

Sau thời gian dài gian khổ, khi du lịch phát triển mạnh, giúp cho đời sống người dân Cà Ná vực dậy. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có quá nhiều mối nguy rình rập bởi môi trường bị xấu đi, suy nghĩ của con người trở nên thực dụng và giá trị đạo đức đang bị xói mòn trậm trọng. Hơn bao giờ, Cà Ná đang cần một chính sách hợp lý và khoa học, mang tính nhân văn!

Nguồn: jetstarvietnam.com

Xem thêm bài viết khác: https://jetstarvietnam.com/du-lich

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here